CĂN CỨ CƠ SỞ NÀO ĐỂ CHA VẪN GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI ?

Sau khi ly hôn quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo pháp luật sẽ được giao cho người mẹ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quy định này cũng không phải là tuyệt đối áp dụng trong mọi trường hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt, người cha vẫn có thể giành được quyền nuôi dưỡng con nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Căn cứ để cha giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì sau khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện ở đây là những thứ có thể gây tác động đến con cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như việc giáo dục con.

Người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì có thể thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con nếu: “Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Để chứng minh người mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn thì phải chứng minh:

Điều kiện về kinh tế: người mẹ không có việc làm ổn định, không có bất kỳ một khoản thu nhập nào, thu nhập không ổn định, có nhiều khoản nợ riêng, không có khoản tiền tích lũy nào, người vợ sau ly hôn không có chỗ ở ổn định.

Điều kiện về tinh thần: bỏ bê con cái không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.

Người mẹ vi phạm pháp luật

Đối với việc người mẹ vi phạm pháp luật thì việc nuôi dưỡng con nhỏ dưới 36 tháng tuổi là việc rất khó vì như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ lúc lớn lên. Một người mẹ vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con cái, ảnh hưởng tương lai sau này. Đối với việc đã từng có tiền án cũng sẽ là một cản trở trong việc người mẹ được tuyên quyền nuôi dưỡng con vì đó là biểu hiện của việc tư cách đạo đức không tốt.

Người mẹ bị tước quyền nuôi con

Người mẹ có thể bị tước quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi có lối sống không đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật, thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, vướng mắc tệ nạn xã hội, có lối sống đồi trụy, làm những việc trái đạo đức, pháp luật.

Người mẹ có lối sống trụy lạc, sa đọa, như là thường xuyên tụ tập đánh bạc, sử dụng những chất kích thích nguy hiểm như rượu, ma túy dẫn đến không kiểm soát được hành vi

Người mẹ cũng có thể bị tước quyền nuôi con nếu có hành vi ngược đãi, hành hạ con, có dấu hiệu bạo lực, thường xuyên đánh đập, bỏ đói con thì Tòa án sẽ khó quyết định cho nuôi con vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần.

Những trường hợp hoặc điều kiện khác trong thực tế từng hoàn cảnh cũng sẽ khiến người mẹ mất quyền nuôi dưỡng con cái sau ly hôn.

Điều kiện để người cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Các trường hợp mà cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn có thể do hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con do người cha chịu trách nhiệm nuôi dưỡng. Ngoài ra, các điều kiện để người cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi còn là điều kiện về thu nhập, công việc, chỗ ở,… khi hai bên không đạt được thỏa thuận. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đinh 2014: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”

Thu nhập, chỗ ở

Đối với điều kiện kinh tế, người cha phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, đảm bảo tài sản và nơi ở ổn định phù hợp cho việc chăm sóc cho con dưới 36 tháng tuổi.

Chỗ ở, môi trường sinh sống, nơi cư trú ổn định, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập, vui chơi cho con được đảm bảo, cần chứng minh với Tòa án rằng bạn sẽ đảm bảo cho con về nơi ăn, chỗ ở, đi lại, học tập của con, điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.

Công việc, thời gian

Người cha muốn giành được quyền nuôi con nhỏ cũng cần chứng minh về tính chất công việc của bản thân. Phải cần chứng minh được công việc đang làm là hợp pháp, có thời gian ổn định linh hoạt, có thể giành thời gian ngoài giờ hành chính để chăm sóc, nuôi dạy con cái.

Để chứng minh được vấn đề này người cha cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương,…

Quan tâm, chăm sóc con

Để có thể giành được quyền nuôi con, người cha cũng cần cho thấy bản thân mình là người quan tâm, chăm sóc con cái, đủ thời gian ở bên con để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt.

Ngoài ra, người cha cũng phải là người có đạo đức tốt, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, thời gian chăm sóc con cái. Tình yêu thương của người cha dành cho con cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định người cha có được nuôi dưỡng con không.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến việc Căn cứ cơ sở nào để cha vẫn giành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu cần hỗ trợ gửi hồ sơ tài liệu hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0982.117.814 để được giải đáp TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH một cách nhanh chóng và kịp thời.

 Luật gia của THẾ KỶ LAW XXI hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 0982.117.814 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

7 thói quen giúp tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và con

Quan điểm của đạo Phật về việc ly hôn