Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

Người theo đạo Thiên chúa có được ly hôn không?

  Người theo đạo Thiên chúa có được ly hôn không? Chào Luật gia. Cả 2 vợ chồng tôi đều theo Thiên chúa giáo, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, bây giờ cả 2 vợ chồng đều đồng thuận ly hôn. Chúng tôi có được ly hôn được không vì trước khi hai vợ chồng cưới nhau thì được học giáo lý hôn nhân, Cha dạy người theo đạo thì không được ly hôn. Không biết quy định này là như thế này Trả lời: Theo quan điểm giáo lý hôn nhân của Thiên chúa giáo thì hôn nhân là vĩnh cửu, không chấp nhận việc ly hôn giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: - Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Ngoài ra, tại Điểm e Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi: - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, c

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý ra sao???

Hình ảnh
  Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý ra sao??? Xử phạt vi phạm hành chính Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình được quy cụ thể tại Mục 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Sau đây là một vài mức xử phạt cụ thể đối với hành vi bạo lực gia đình: Theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai kh

Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình

Hình ảnh
  Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình 15:01 - 02/12/2022 (Chinhphu.vn) - Luật số 13/2022/QH15 phòng, chống bạo lực gia đình quy định biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm: a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; c) Cấm tiếp xúc; d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình; e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình; g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng. k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử

Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình

Hình ảnh
  Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội  theo quy định của pháp luật. Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản. Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành v

Địa chỉ nào tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình?

Hình ảnh
  Địa chỉ nào tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình? (Chinhphu.vn) - Luật số 13/2022/QH15 phòng, chống bạo lực gia đình quy định địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học. d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. e) Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định nêu trên thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình 1- Cơ quan Công an

Bạo lực gia đình là gì?

Hình ảnh
  Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình Theo Luật số 13/2022/QH15 về phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; e) Ngăn cản th

Một vài quan điểm Phật giáo về vấn đề ly hôn

  GN - Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Nguyên nhân ly hôn là do hôn nhân không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân xấu trầm trọng không thể kéo dài, hai bên không tìm được tiếng nói chung và muốn chấm dứt tình trạng gò bó này. Hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang ở mức rất cao, sự việc này sẽ dẫn đến những vấn đề nan giải, hệ lụy diễn ra trong xã hội. Theo quan điểm của đạo Phật, việc ly hôn không phải là vấn đề bị cấm đoán. Nam và nữ phải có quyền tự do chia tay nhau nếu họ thực sự không thể hợp tình hợp ý nhau. Chia tay là cách chọn lựa thích hợp nhất để tránh cảnh khổ đau của cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Đức Phật từng khuyên những người đàn ông quá lớn tuổi không nên lấy vợ trẻ, bởi người già và người trẻ khó hòa hợp về nhiều phương diện sẽ dẫn đến những hệ quả không hay. Để tránh ly hôn, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị thật tốt

Quan điểm của đạo Phật về việc ly hôn

Hình ảnh
  Quan điểm của đạo Phật về việc ly hôn Minh Chính (TH) Việc ly hôn hay ly dị không phải bị cấm đoán trong đạo Phật. Đạo Phật đề cao đời sống chung thủy một vợ một chồng và sự kiêng cữ phạm giới tà dâm không có nghĩa là cấm việc ly hôn, vì hai vấn đề đạo đức này là hoàn toàn khác nhau. Hai người vợ chồng đều có quyền tự do thực hiện việc ly hôn, nếu đời sống quan hệ vợ chồng của hai người đã và đang không mang lại hạnh phúc mà chỉ làm cho hai người càng thêm bất hạnh. Ly hôn là giải pháp tốt nhất và công bằng nhất để hai người không còn ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, danh phận và những nghĩa vụ khác, và để họ có cơ hội mới tạo ra những sự an tâm và hạnh phúc khác. Để phân biệt ý nghĩa của hành vi thỏa thuận ly hôn và ý nghĩa của giới hạnh “Không tà dâm”, chúng ta nên hiểu: “Nếu đời sống vợ chồng (và con cái) là đang ấm êm, hạnh phúc, không có gì bất hạnh hay đổ vỡ đến mức độ phải ly hôn, thì người vợ hay chồng nên giữ giới hạnh đạo đức “Không tà dâm” để sống chung thủy với nhau, bở

Cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi

  HỎI ĐÁP TRỰC TUYẾN Cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi Người gửi: Nguyễn Thành Luân Yêu cầu cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi thì có bắt buộc phải do UBND xã hay nhà trường có thể cử thầy cô giáo làm người giám hộ cho người dưới 18 tuổi? Câu trả lời Khoản 1 Điều 54 BLDS năm 2015 quy định về việc cử, chỉ định người giám hộ như sau: “Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ”. Như vậy, UBND xã nơi cư trú của người được giám hộ có thể cử thầy cô giáo làm người giám hộ cho người dưới 18 tuổi trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 BLDS năm 2015. Nhà trường không có thẩm quyền cử người giám hộ. Thầy cô giáo được cử làm người giám hộ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 BLDS năm 2015. Ban Biên tập VKSTC

Cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không?

Hình ảnh
  HỎI ĐÁP TRỰC TUYẾN Cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không? Người gửi: Trần Thị Ninh Ông bà nội tôi có 1 mảnh đất, 7 người con (1 người đã mất trước khi ông bà nội mất). Bố mẹ tôi đã và đang sinh sống ổn định, lâu dài trên mảnh đất này (Bố tôi sinh ra và lớn lên ở đây). Bà mất năm 1982, ông mất năm 1987. Khi ông bà mất không để lại di chúc. Mảnh đất này đã được cấp GCNQSDĐ năm 1993 cho bố tôi. Hiện nay, 1 cô tôi muốn chia tài sản là mảnh đất ông bà để lại (Trên mảnh đất có 1 ngôi nhà). Cho tôi hỏi cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không? Nếu được thì vì sao? Nếu không thì vì sao? Câu trả lời Theo thông tin bạn cung cấp, xác định được mảnh đất có nguồn gốc của ông bà nội bạn để lại, nhưng đã được cấp giấy chứng nhận QSĐ đất đứng tên bố bạn vào năm 1993 (sau khi ông bà nội mất, trong khi ông bà mất không để lại di chúc). Do vậy, có thể khẳng định việc bố bạn đứng tên trong giấy chứng nhận QSD đất vào năm 1993 nhưng không có sự đồng ý của các đồng thừa kế là 07

Hai câu chuyện liên quan đến việc thừa kế dưới đây cho thấy biết bao điều đắng lòng.

Hình ảnh
  Hai câu chuyện liên quan đến việc thừa kế dưới đây cho thấy biết bao điều đắng lòng. 1. Mẹ mất, chị nghỉ học cùng cha rong ruổi theo ghe với nghề thương lái trái cây. Tích cóp được một số vốn, chị bàn với cha mua 2 mẫu đất vườn. Còn chị sang một sạp bán trái cây ở chợ bởi nghĩ nếu cứ suốt ngày lênh đênh sông nước, không tiện cho việc học của thằng em út. Buôn bán được bao nhiêu đồng lời chị cộng dồn vào tiền thu nhập từ vườn ổi để mua đất. Nhờ đó, số đất dần tăng lên 3 mẫu.   Em chị tốt nghiệp đại học, đi làm, lập gia đình, sống chung với cha. Phần chị cũng có mái ấm riêng. Chẳng may người cha vướng bạo bệnh, ông trăng trối lúc lâm chung hai chị em phải đùm bọc nhau suốt đời. Còn đất chia đều mỗi người 1,5 mẫu. Nhưng chị thấy kinh tế mình dư giả nên vẫn để vợ chồng em trai canh tác.   “  Tuy thắng kiện nhưng mặt người chị thật ảo não khi người em trai giận dữ tuyên bố từ đây đoạn tuyệt tình nghĩa chị em, giỗ quảy mạnh ai nấy cúng  ” Ba năm trôi qua. Ch