Những trường hợp không được đơn phương ly hôn mới nhất

 Những trường hợp không được đơn phương ly hôn mới nhất


Ly hôn đơn phương là gì? Ai có yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn? Những trường hợp không được đơn phương ly hôn mới nhất? Có phải ly thân trước khi ly hôn không? Không có giấy tờ tùy thân của chồng hoặc vợ thì có ly hôn được không?

Ly hôn là điều mà không cặp vợ chồng nào mong muốn, tuy nhiên nếu một trong hai người cảm thấy không còn tình cảm với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được và không cần thiết kéo dài cuộc hôn nhân không hạnh phúc này thì ly hôn là giải pháp tốt nhất để cả hai giải thoát cho nhau. Đôi khi ly hôn sẽ mở ra một trang mới của cuộc đời, biết đâu sau này sẽ tìm được một người nào đó tôn trọng, yêu thương, cảm thông mình hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được sự đồng ý của vợ và chồng khi ly hôn. Khi người kia không đồng ý về việc ly hôn, thỏa thuận nuôi con, tài sản chung nợ chung… thì bạn có thể làm thủ tục đơn phương ly hôn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy định về đơn phương ly hôn và những trường hợp nào không được đơn phương ly hôn.

Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Mục lục bài viết

Ẩn

1. Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định.

 Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp về quan hệ hôn nhân/ con chung/ tài sản chung hoặc nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

2. Ly hôn đơn phương là gì?

Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là khi người chồng hoặc người vợ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

3. Ai có yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn?

Những người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bao gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy, có thể thấy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết.

4. Những trường hợp không được đơn phương ly hôn mới nhất

Thứ nhất: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể  mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:

– Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;

– Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con/nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;

– Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Không hạn chế quyền ly hôn của vợ. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, hoặc cả vợ và chồng cùng làm thủ tục công nhận thuận tình ly hôn mặc dù đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.

Thứ hai: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Theo đó, vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:

– Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

5. Có phải ly thân trước khi ly hôn không?

Ly thân là việc hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc không còn sống chung. Ly thân là sự thỏa thuận của hai bên, hiện nay pháp luật không quy định về việc ly thân, và việc ly thân cũng không có cơ quan hay tổ chức nào công nhận, can thiệp vào mối quan hệ của hai vợ chồng. Chính vì vậy, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái, tài sản vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi ly thân, hai vợ chồng muốn quay lại thì không cần sự công nhận của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.

 Đây là quãng thời gian vợ chồng sống tách nhau ra để nhìn nhận lại những vấn đề hôn nhân đang gặp phải. Bấy giờ, vợ chồng sẽ tránh được những va chạm, mâu thuẫn với nhau hàng ngày để bình tĩnh xem xét vấn đề đang gặp phải theo nhiều góc độ. Mỗi người sẽ đánh giá được tình cảm của mình dành cho đối phương ở mức độ nào, còn yêu thương nhau nữa hay không? Nếu vẫn còn tình cảm với nhau thì tìm cách để đoàn tụ lại, nếu thật sự hết tình nghĩa thì mới quyết định ly hôn. Có nhiều người còn xem thời gian sống ly thân giống như một bước đệm để họ có thể thích nghi dần với cuộc sống không còn vợ/chồng bên cạnh trước khi ra tòa ly hôn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cha Mẹ Ly Hôn Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Con Cái?

7 thói quen giúp tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và con

LY HÔN GIẢ TẠO LÀ GÌ? HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI LY HÔN GIẢ TẠO